Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao bạn đã ra sức tập thể dục đều đặn, ăn kiêng kham khổ mà vẫn không thể giảm được kí-lô-gam mỡ nào??? Xin thưa thủ phạm chính là rối loạn hormone đấy. Có khá nhiều hormon khác nhau ảnh hưởng đến quá trình giảm cân mà chúng ta không dễ dàng nhận biết được như những bệnh lý thông thường. Cùng Beleza tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này để có thể “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, nói không với mỡ thừa, dư cân nhé!
1. Mất cảm giác no khi ăn
2. Tăng cân do căng thẳng
Trong nhịp sống hiện đại, stress, áp lực dường như đã trở thành một chứng bệnh luôn thường trực mà nếu không có khả năng đề kháng, bạn chỉ còn một cách là bị nó đè bẹp. Tác hại của stress có thể rải đều từ đầu đến chân, từ da đến nội tạng, từ mạch máu đến hormone, tất thảy đều bị ảnh hưởng.
Trong giai đoạn stress, tâm lý bất ổn, mất ngủ, mắt quầng thâm, nếp nhăn kéo đến nhưng không hiểu sao bạn vẫn tăng cân. Chính là do khi bạn đang trong tình trạng căng thẳng, lượng cortisol trong cơ thể sẽ tăng lên, kích thích chuyển đổi lượng đường trong máu thành tế bào mỡ tích trữ trong thời gian dài. Đây là một phản ứng được hình thành trong quá trình tiến hóa của con người, giúp chúng ta tích trữ được năng lượng khi phải đối mặt với nguy hiểm.
Nếu bạn chuẩn bị phải đối mặt với một khoảng thời gian căng thẳng, có một cách khá đơn giản để giúp bạn thư giãn nhiều hơn, từ đó đề phòng nguy cơ tăng cortisol, đó chính là uống một ly cafe mỗi ngày.

3. Tăng mỡ bất thường
Nếu bạn đã ăn kiêng và tập thể dục đầy đủ mà vẫn thấy cơ thể tích trữ thêm nhiều mỡ thừa, thì nguyên nhân có thể là do lượng estrogen tăng cao. Estrogen vốn là một hormone quan trọng duy trì nét nữ tính của người phụ nữ, thậm chí còn giúp bạn duy trì vóc dáng thon gọn. Nhưng nếu lượng estrogen tăng quá cao, bạn sẽ tăng cân và tăng mỡ tới mức khó kiểm soát.
Khi estrogen tăng cao quá mức cho phép, cơ thể bạn có thể chuyển hóa glucose trong máu thành mỡ. Các mơ mỗ sẽ bị tăng thể tích lên tới bốn lần, vừa ảnh hưởng tới cân nặng, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự bất thường của estrogen chính là chế độ ăn nhiều thịt, ít rau. Thường thì những cô gái áp dụng chế độ ăn low carb, ít tinh bột sẽ dễ mắc phải sai lầm này, cho rằng ăn thịt nhiều sẽ cung cấp đủ đạm mà không gây tăng cân.
Bạn nên chú ý bổ sung thêm các loại rau củ với tỷ lệ tương đương với thịt để bổ sung chất xơ, từ đó giúp điều chỉnh được estrogen. Trong quá trình giảm cân các bạn cũng nên hạn chế các loại thịt, trứng công nghiệp, vì các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng có thể làm tăng lượng estrogen trong bản thân các con vật nuôi.
4. Tập thể dục nhiều nhưng không thấy cơ bắp
Testosterone là một hormone tượng trưng cho sự nam tính, nhưng nó cũng rất cần thiết trong cơ thể của phụ nữ. Chính testosterone giúp phát triển cơ bắp, đồng thời hỗ trợ hệ trao đổi chất, làm bạn đốt cháy nhiều calo hơn khi tập thể dục. Estrogen quá cao có thể khiến mức độ testosterone bị sụt giảm dưới mức cần thiết.
Nếu nghi ngờ mình bị thiếu testosterone, bạn sẽ cần chú ý tới cả chế độ ăn uống và làm đẹp. Bạn không nên ăn thực phẩm đóng hộp, vì các loại đồ hộp này cũng chứa chất có khả năng hoạt động tương tự như estrogen, gây ra rối loạn hormone. Ngoài ra, các loại mỹ phẩm công nghiệp cũng là một giả thiết được đặt ra, vì các hóa chất trong mỹ phẩm cũng có thể được coi là “estrogen giả mạo”, làm ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của testosterone. Thực phẩm tươi, sạch và mỹ phẩm hữu cơ thiên nhiên chính là những câu trả lời giúp bạn giải quyết vấn đề này.