Thật chẳng dễ chịu tí nào khi trên mặt bạn lại xuất nhiện các nốt mụn xấu xí, nhất là mỗi khi bạn không biết nguyên nhân từ đâu mình bị nổi mụn. Có phải do stress hay do hormone? Dưới đây Beleza sẽ chỉ ra những sai lầm cơ bản mà nàng da mụn nào cũng bị mắc phải. Điều đó có thể lý giải tại sao da mụn ngày càng “nở trội” nhiều hơn trên mặt.
1. Nặn mụn
Dù đã được nhiều chuyên gia cho lời khuyên rằng tránh nặn mụn. Nhưng mấy em mụn cứ bám riết hoài làm sao mà chịu được. Bạn chỉ muốn nhanh chóng xóa sổ chúng cho nên cứ ra sức nặn trong khi mụn chỉ vừa mơi hình thành.
Điều này hết sức nguy hiểm, một số bạn khác thì cứ vô tư dùng tay nặn. Mà không có bất kì một biện pháp vệ sinh, như thế rất dễ gây nhiễm trùng. Khiến cho mụn nặng lại càng nặng thêm. Chưa kể một số bạn có cơ địa da không tốt. Trong khi lại cứ “bất chấp” mà nặn mụn rất dễ để lại sẹo thâm về lâu dài.
Có một số bạn dường như “nghiện” với nặn mụn nữa đấy. Dần dần hình thành thói quen & cũng vô tình tự hủy hoại làn da. Cứ thấy mụn là nặn cho sạch thì bảo sao mụn có thể khỏi hoàn toàn được.
2. Không dùng một sản phẩm skincare nào
Mụn thường thấy nhất là những bạn ở lứa tuổi đang trong giai đoạn dậy thì. Nhiều người lớn tuổi hay nhắc nhở con em mình tránh không được bôi bất kì thứ gì lên mặt, vì thời gian này mới lớn lên, da còn rất yếu. Thế nhưng quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Hiện này, môi trường của chúng ta ngày càng nhiều khói bụi, ô nhiễm độc hại.
Do đó, những bước skincare là “chìa khóa” cực kỳ quan trọng để làm sạch da. Dù ra ngoài hay ở trong nhà đều cần phải tẩy trang. Với một làn da nhạy cảm khi bị mụn, tẩy trang sẽ là lựa chọn khá nhẹ nhàng cho da.
3. Tránh xa các sản phẩm dầu
Khi da bị mụn đúng là chọn sản phẩm dưỡng da mụn sẽ tránh các loại oil-free (không chứa dầu). Nhưng mà dưỡng da có dầu là để bổ sung những thành phần thiếu hụt cho da. Bởi khi da bị mụn sẽ có tỉ lệ linoleic acid khá thấp. Điều này khiến da tiết ra nhiều dầu hơn, làm bít tắc các chỗ chân lông. Cho nên, dù da bị mụn bạn vẫn nên sử dụng những loại dầu dưỡng từ thiên nhiên để có tỉ lệ linoleic acid cao giải quyết được các tình trạng da nhé.
4. Lăn kim khi da bị mụn
Lăn kim tạo nên những vết thương nhỏ li ti để kích thích da sản xuất collagen tái tạo lại vết thương. Kết quả đạt được chính là các vết sẹo lõm sẽ được lấp đầy, da sẽ mịn màng đẹp lại. Nhưng khi da bị mụn nên tránh lăn kim nếu như bạn không muốn các vết kim lăn làm vỡ mụn khiến lây lan sang nhiều vùng da khác hơn. Chỉ nên lăn kim khi da thực sự không còn mụn thôi nhé.
5. Đắp nhiều mặt nà & đắp ngay sau khi nặn mụn
Đắp mặt nạ là để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, vitamin giúp da sáng & khỏe trở lại. Nhưng hãy nghĩ đến giống như lúc cơ thể chúng ta bị ốm, có dung nạp thêm nhiều chất bổ dưỡng cũng không thể dung nạp hết. Da mụn cũng thế, bị mụn là lúc da yếu nhất. Lúc này đắp nhiều mặt nạ chỉ khiến da hấp thụ các dưỡng chất quá sức. Chưa hết, một số mặt nạ còn có thể khiến da nổi mụn nhiều hơn do bị bít tắc lỗ chân lông.
Bên cạnh đó, khi vừa nặn mụn xong bạn đã vội đắp mặt nạ lên những vết nặn này. Lúc này vi khuẩn & bã nhờn chưa được làm sạch, đắp mặt nạ chỉ khiến “bịt kín” bã nhờn lại mà thôi. Như thế mới nói, da sẽ nổi nhiều mụn thêm nữa.
6. Không giặt vỏ gối & khẩu trang
Những vật dụng này đều tiếp xúc với da mặt hàng ngày. Cho nên vi khuẩn tích tụ & đổ dầu đều lưu lại trên vỏ gối, khẩu trang. Kèm theo các sản phẩm dưỡng da hay make-up bạn dùng hằng ngày. Tạo nên môi trường khá lý tưởng để mụn thi nhau “nở rộ”.
Đừng lười giặt vỏ gối hay khẩu trang hàng ngày nhé. Thay vào đó, ít nhất là sắm cho mình vài chiếc khẩu trang để thay thế đề phòng những lúc không kịp giặt. Vỏ gối cũng vậy, bạn nên giặt thường xuyên, chọn loại cotton mỏng, thấm hút mồ hôi tốt để giấc ngủ ngon hơn.
Hy vọng rằng với những gợi ý mà Beleza hỗ trợ sẽ giúp bạn lấy lại da dẻ hồng hào, khỏe mạnh trong thời gian sớm nhất. Để tự do ăn diện với nhiều sản phẩm làm đẹp hơn nữa nhé.